order now

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Sỹ tử bao cấp

  • VPRX bí quyết giúp kéo dài thời gian quan hệ giá chỉ có 750K . Bấm vào mua ngay
  • Miếng dán cai nghiện thuốc lá của Mỹ, cam kết cai nghiện sau 3 ngày . Bấm vào mua ngay
  • Thuốc viagra chính hãng có tem chống hàng giả Bộ Công an . Bấm vào mua ngay
  • Chai xịt stud 100 giúp làm tình lâu hơn . Bấm vào mua ngay

  • SĨ TỬ THỜI BAO CẤP 

    PHẦN 1 : PHÂN BIỆT,ƯU TIÊN THEO ĐỐI TƯỢNG TRONG TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO.
    Sĩ tử thời nào cũng có nhọc nhằn của thời ấy.Thời " Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ. Ậm oẹ quan trường miệng thét loa " (Trần Tế Xương), khi các ông Nguyễn Khắc Mẫn ,Đào Vân Hạc "Lều Chỏng " đi thi, nhọc nhằn với việc phạm huý.Thời @ của các con hiện nay là " cứ nộp vào rút ra " theo điểm chuẩn các trường nhảy múa lên xuống như thị trường chứng khoán .,... Sĩ tử thời bao cấp của chúng tôi cũng lắm nỗi nhọc nhằn. Nhọc nhằn đầu tiên là việc phân biệt và ưu theo đối tượng trong tuyển sinh và đào tạo.

    Tôi học lớp 12 năm 1982. Hồ sơ tuyển sinh năm ấy, có một tờ đơn và nhiều tờ hướng dẫn, phụ lục. Trong đơn có hai mục quan trọng . Thứ nhất là mục "Trường- Ngành "và liền sau đó là mấy ô nhỏ ghi mã trường mã ngành. Thứ hai mục "Đối tượng" liền đó cũng có một ô nhỏ ghi mã đối tượng. Một phụ lục cho biết mã trường mã ngành của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên toàn quốc.Thi trường nào ngành nào thì ghi mã trường, mã ngành vào đơn. Mục "đối tượng" cũng vậy, cũng có một bản phụ lục từ đối tượng một đến đối tượng mười mấy, thí sinh cứ đọc hướng dẫn coi mình thuộc đối tượng mấy thì ghi vào hồ sơ. Tôi thuộc đối tượng 9 .Cha mẹ là nông dân họ hàng không có ai tham gia cách mạng, cũng không có ai tham gia chế độ cũ. Đối tượng 1,2, 3 ...là có công với cánh mạng. Đối tượng 11,12,13,.... có dính líu với bộ máy chính quyền chế độ cũ.

    Vấn đề là mối quan hệ giữa "mã trường- mã ngành " và "mã đối tượng". Không có văn bản nào phổ biến công khai, nhưng trong thực tế những năm tuyển sinh trước thì các đối tượng mười mấy sẽ không được tuyển ở một số trường, một số ngành. Và các đối tượng 1,2,3 ...... sẽ ưu tiên vào một số trường, một số ngành .
    Điểm thi là căn cứ để tuyển sinh, cũng không biết rõ các điểm ưu tiên cụ thể như bây giờ. Nhưng các sỉ tử thuộc đối càng tượng lớn ( mười mấy ) thì điểm thi phải càng lớn. Còn đối tượng càng nhỏ thì điểm thì nhỏ xíu cũng trúng tuyển.

    Lúc đó cũng có tiêu chuẩn tuyển thẳng vào đại học như học sinh giỏi  toàn quốc ,v..v . Tuy nhiên cũng có những người không thuộc diện nào trong tiêu chuẩn qui định cũng được tuyển thẳng . Có những người chưa tốt nghiệp trung học cũng có mặt tại các trường đại học. 
    .
    Việc phân biệt đối tượng và ưu tiên theo đối tượng trong tuyển sinh và đào tạo một thời gian dài , làm mai một nhân tài, chảy máu chất xám, hao tổn nguyên khí quốc gia. Không ít người giỏi phải kết thúc việc học hành ở lớp 12 và nhiều người phải vượt biên ra nước ngoài .

    Nhiệm kỳ vừa rồi thủ tướng xin lỗi nhân dân trước quốc hội. Tôi nghĩ thủ tướng và chính phủ chẳng có lỗi gì cả . Tham nhũng, lãng phí, lạc hậu ,... có nguyên nhân sâu xa từ sai lầm và thất bại của nền giáo dục. Phân biệt và ưu tiên theo đối tượng trong tuyển sinh và đào tạo mấy chục năm trước. Mấy chục năm sau, ngày càng nhiều những người thiếu tài, thiếu đức, ăn mày dĩ vãng của thế hệ đi trước, nắm giữ trọng trách .

    PHẦN 2
    BAN TUYỂN SINH TỈNH PHÂN CÔNG NGÀNH HỌC TUỲ TIỆN VÀ CỨNG NGẮT
    Mãi đến sau này, khi tiếp cận với  Duy Thức Học, tôi mới hiểu được, sức mạnh của những hoạch định trong tiềm thức. Mặc dù có trong tay phụ lục mã trường mã ngành các trường ĐH, CĐ, THCN trên toàn quốc, tôi vẫn không quan tâm các trường khác ngành khác. Tôi chỉ tìm Đại Học Cần Thơ - Ngành Y. Vì ba mẹ tôi là nông dân ít học, ba mẹ tôi muốn con sau này làm thầy giáo hoặc thầy thuốc từ khi tôi chưa chào đời .

    Để con có thể làm sinh viên Y Khoa Cần Thơ, ba mẹ tôi phải bán 5 /15 giạ lúa ăn của gia đình cho tôi đi luyện thi cấp tốc tại trường Đại Học Cần Thơ. Khoá luyện thi cấp tốc đã giúp tôi có thêm rất nhiều kiến thức và kỹ năng cho kỳ thi. Lúc đó, tôi gặp chị Nguyễn Thị Phương Thảo ( học trên tôi một lớp ở trường VHVL ) trong chiếc Blu màu trắng. Chị đã xinh đẹp , nay mặt áo Blu trông thật ấn tượng . Chị hiền lành, thân thiện bảo tôi  năm trước chị cũng học khoá này, động viên tôi cố gắng, sẽ thi đậu, đi học cho có chị có em. Tôi luôn nhớ đến buổi gặp gỡ thâm tình đó .

    Đến lúc thi, tôi làm bài được hơn 50%. Hy vọng sẽ trúng tuyển nhiều hơn. Từ khi đi thi về đến lúc biết kết quả là thời gian đẹp nhất của đời tôi. Đêm cứ nằm mơ, thấy tên mình trên " Bảng Vàng ", thấy được trở lại Cần Thơ bằng giấy báo nhập học, thấy được mặc Blu, thấy gặp lại chị Phương Thảo.

    Ngày chờ đợi đã đến. Danh Sách Trúng Tuyển được niêm yết tại Ban Tuyển Sinh Tỉnh, chỗ cầu Nguyễn Trung Trực đi ra phía Sông Hậu bên phường Bình Đức. Tôi nín thở dò danh sách, mãi gần cuối mới thấy ba chữ LÊ QUANG PHƯỚC rồi PHẠM QUANG TÂN. Tim tôi như ngừng đập. Một cảm giác rất lạ , hình như mình không còn tồn tại nữa .... Hơn ba mươi phút tôi mới hoàn hồn , tìm những người quen trên danh sách . Trên đường về nhà bằng ba chuyến xe lôi máy ( Long Xuyên- Chắc Đao; Chắc Đao- Bình Hoà ; Bình Hoà - Cần Đăng ) Tôi thấy mọi thứ xung quanh qúa tươi đẹp. Lại một cảm xúc rất lạ , là quí cái thân xác ô trượt của mình, sợ bị tại nạn ,... không về kịp để báo tin cho ba mẹ.

    Thời gian chờ lấy giấy báo và phiếu điểm chừng nữa tháng, nhưng đối với tôi nó dài gần thế kỷ, đầy lo lắng. Nhiều người thân biết chuyện đến nhà chia vui và bảo ba má tôi phải chạy lo, chớ cái ghế sinh viên y khoa quí lắm chỉ nhà giàu và con ông cháu cha mới có được. Tính ba tôi cương trực, ghét chuyện lo lót, mặt khác chẳng quen ai và lúc đó cơm không đủ ăn lấy đâu làm chuyện ấy. Ba tôi trấn an: "Đã có danh sách trúng tuyển công bố rồi ai dám đánh rớt."

    Tờ mờ sáng ngày nhận giấy báo, tôi có mặt tại Ban Tuyển Sinh Tỉnh. Cầm tờ giấy báo trên tay, tôi hoa mắt, khi đọc đến dòng - ngành học: Chăn nuôi thú y . Một lát sau, bạn LÊ QUANG PHƯỚC mếu máu : "Tân mày ngành nào? Tại sao tao lại ngành  Sư phạm hoá ?.

    Hai thằng học sinh nghèo xứ Cần Đăng ngơ ngác khi trên tay 2 tờ giấy báo nhập học trước sân Ban Tuyển Sinh Tỉnh. Không biết phải làm gì ! Một hồi sau mới nghĩ ra được, đi hỏi cho ra lẽ. Ba lần đến gặp cô trưởng ban tuyển sinh tỉnh. Lần đầu cô giải thích phân công ngành theo yêu cầu của địa phương, ngành y ở huyện Châu Thành đủ rồi, ngành nông nghiệp và sư phạm còn thiếu. Lần cuối cùng, tôi và Phước đệ đơn xin đổi chuyển đổi ngành học. Tôi đi học sư phạm , Phước học nông nghiệp. Cô trưởng Ban Tuyển sinh trả lời cộc lốc :" Đây là quyết định của Ban Tuyển Sinh chớ không phải cá nhân cô và giấy báo ký rồi không đổi được". Rồi mời chúng tôi ra khỏi phòng, về mà chuẩn bị đi Cần Thơ học.

    Tôi và Phước chưa chịu bỏ cuộc. Hai thằng cùng đi Cần Thơ. Đến Phòng Đào Tạo Đại Học Cần Thơ xin chuyển đổi ngành. Phòng Đào Tạo trả lời : "Trường chỉ có nhiệm vụ dạy còn việc xếp ngành là trách nhiệm của Ban Tuyển Sinh Tỉnh" . Chúng tôi biết về Ban Tuyển Sinh Tỉnh chẳng được gì nên phải chọn con đường khác cho cuộc đời mình .

    Chúng tôi chia tay trong nỗi buồn và sự bất mãn tột cùng. Năm học sau, bạn Phước học được ngành chăn nuôi thú y của Đại Học Cần Thơ và ra trường là kỹ sư hẳn hoi . Còn tôi, ba tôi không phân biệt đại học hay trung học, và muốn tôi không làm được bác sĩ thì y sĩ cũng được, nên khuyên tôi lấy phiếu điểm về dự tuyển nguyện vọng 2 ở Trường Trung Học Y Tế An Giang. 

    PHẦN  3 : CÁC TRƯỜNG THÍCH CHO AI HỌC CÁI GÌ THÌ CHO
    Tôi cất Giấy Báo Nhập Học của Đại Học Cần Thơ vào tập hồ sơ cá nhân làm kỷ niệm, lấy phiếu điểm nộp vào Trường Trung học Y tế An Giang xin học Y sĩ. Ít lâu sau, tôi được giấy báo nhập học, ghi rõ học lớp Y sĩ . Theo hướng dẫn, tôi đã đến công an xã xin xác nhận lý lịch, cắt chuyển hộ khẩu, sinh hoạt Đoàn, chế độ lương thực, nhu yếu phẩm, nghĩa vụ quận sự ,...về Trường .

    Đến ngày nhập học, một bất ngờ lớn lại đến với tôi. Khoảng 40 người không được xếp lớp vì có tên trong danh danh đi học tại Trường Kỹ Thuật Y Tế Trung Ương III ở Thành phố Hồ CHí Minh một số ngành. Nhà trường cho biết đó là những người có số điểm thi cao. Tôi đứng đầu danh sách và được xếp học ngành Dược. Nhóm học Dược có anh Phó Văn Tới người cùng làng và cùng học Trường Vừa học vừa làm Cần Đăng. Hai anh em mừng quýnh, không cần biết đến người khác, về nhà báo tin và chuẩn bị đi học ở Sài Gòn.

    Ba mẹ tôi vốn nể trọng hai bác cha mẹ của anh Tới đã nuôi dạy các anh học cao . Nay tôi được cùng đi học với anh Tới, ba mẹ tôi rất mừng, an tâm . Mẹ tôi sang nhà thọ giáo bác hai gái về chuyện chuẩn bị cho con đi học xa. Ba mẹ tôi kỳ vọng rất nhiều với chuyến đi học này. Nhất y , nhì dược mà .Còn được học ờ Sài Gòn nữa .

    Chúng tôi đến Sài Gòn bằng chuyến xe của Sở Y Tế. Có một cán bộ hướng dẫn và giữ hồ sơ. Rất nhiều cung bậc cảm xúc khi xe lăn bánh. Cảnh tiễn đưa, nhắc nhở. Nhiều nụ cười, nhiều giọt nước mắt. Nhớ mãi hình ảnh một bạn gái hớt hãi chạy theo xe, đưa cho tôi một miếng giấy vì tôi ngồi ghế bìa phải cuối xe. Giở giấy ra xem chỉ có mấy chữ " For get me not '. Tôi có học Tiếng Anh, nhưng lúc đó không biết nghĩa của mấy chữ này và biết chắc rằng tôi không phải là chủ của nó. Tôi thông báo cho các bạn, ai là chủ nhân.. Không có ai nhận cả vì không có ai thấy mặt bạn gái đưa tờ giấy. Tôi đành làm chủ nhân bất đắc dĩ của tờ giấy ấy và nó là tứ một bài thơ của tôi sau này.

    Mặc dù, Sở Y Tế đã chuẩn bị chu đáo, xe lăn bánh đúng 6 giờ, nhưng phải vượt Sông Hậu, Sông Tiền bằng hai chuyến phà và phải qua trạm kiểm soát Tân Hương, chúng tôi đến Trường Kỹ Thuật Y Tế Trung Ương III trên đường Nguyễn Chí Thanh đã hơn 19 giờ. Người hướng dẫn chỉ liên hệ được với bảo vệ. Họ cho gởi hàng lý trong nhà bảo vệ và sinh viên có thể ở trong sân trường qua đêm. May thay, anh Tới biết anh Điền Hải học sinh Trường Vừa Học Vừa Làm Cần Đăng trước tôi hai lớp, đang ở ký túc xá Ngô Gia Tự gần đó. Anh em tôi tìm đến . Anh Điển Hải và các anh bạn của anh vui vẻ cho chúng tôi tá túc. Tại ký túc xá Ngô Gia Tự, tôi được gặp nhiều anh chị cựu học sinh Trường VHVL Cần Đăng đang theo học tại Thành phố Hồ Chí minh.

    Sáng hôm sau, trở lại Trường chờ người hướng dẫn làm thủ tục. Khoảng 9 giờ Chúng tôi được xếp vào một lớp đã có biên chế. Cô chủ nhiệm một dược sĩ trẻ là cựu sinh viên được giữ lại trường. Tôi được cô chủ nhiệm phân vào tổ 3. Tổ trưởng là một bạn nữ hoạt bát, năng động, thường mặc com-lê ngắn. Tôi xã giao, hỏi thăm bạn ở tỉnh nào. Bạn trả lời bạn ở tỉnh Tiểu Giang . Sau một hồi suy nghĩ, tôi tiếp tục hỏi : " Tỉnh Tiểu Giang ở Miền Bắc hay Miền Trung vậy ". Bạn cười phá lên : " Ông bạn An Giang ơi ! Tiểu Giang là Sông Bé đó". Chắc cái mặt tôi lúc đó ngờ nghệch lắm. Dân Chắc Cà Đao thứ thiệt mà.

    Đi học được hơn 2 tuần, trong giờ học, người của phòng đào tạo đến tận lớp mời tôi lên phòng. Trưởng phòng đào tạo bảo Sở Y Tế An Giang có ý kiến chuyển tôi học ngành xét nghiệm. Tôi nghe xong bủn rủn tay chân, mệt muốn xỉu . Nhớ mấy tháng trước, tôi đăng ký học" bác sĩ", người ta lại cho giấy báo học "kỹ sư". Giờ lại thế nữa ! Tôi không thể cầm được những giọt nước mắt xót thương cho thân phận của mình. Ông thầy trưởng phòng đào tạo tỉnh queo : " Được đi học là phước rồi, còn đòi hỏi học này học nọ, sao phải khóc?".

    Tôi chạy tìm cô giáo chủ nhiệm, tìm gặp hiệu trưởng ,… lại đến phòng đào tạo,.. Người ta cứ nói đó là quyết định của Sở Y tế, Tôi đề nghị cho xem văn bản. Họ bảo tôi không có quyền yêu cầu họ làm điều đó . Tôi cố lì ở lại lớp học đến hôm thứ ba thì chính cô chủ nhiệm đuổi tôi ra khỏi lớp.

    Sau ba ngày ba đêm không chợp được mắt, tôi đã suy nghĩ thấu đáo mọi điều và quyết định bỏ học. Tôi mang đơn xin thôi học với lý do nhà trường xếp ngành học không đúng với nguyện vọng và xin rút hồ sơ. Ông thầy trưởng phòng bảo tôi viết lại đơn, còn đơn như vậy ông không cho rút hồ sơ. Tôi hiểu được sự quan trọng của hồ sơ cần mang về nhập lại địa phương rất nhiều thứ, nên cắn răng viết đơn vì lý do sức khoẻ không thể theo học được.

    Việc gì cũng có giá trị của nó nếu ta biết khai thác đúng chỗ. Tôi đã thấu đáo các thứ khi quyết định bỏ học, nhưng còn băn khoăn một điều là không biết phải nói với ba mẹ tôi lý do thế nào. Nếu nói thật, thì ba mẹ tôi đau khổ và tuyệt vọng lắm . Còn những dèm pha của, xóm làng, họ mạc nữa . Chính ông thầy trưởng phòng đó đã giúp tôi một lý do hợp tình hợp lý, cho đến bây giờ .

    May mắn cho đời tôi, lúc đó tôi đã trưởng thành. Tôi đã đọc được sách giáo khoa lớp 12  môn triết học  của thầy Vũ Đức Sao Biển, sách của các ông Vũ Hạnh, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê , Carnegie,... biết được mối quan hệ giữa Bản Ngã, Tiểu Ngả, Đại Ngã của Đạo Phật. Tôi nhìn nhận sự việc bằng những quan điểm vị tha, tích cực. Tôi không tủi hờn, oán trách, luôn có niềm tin và hy vọng. Nên khi chuyến xe đò rời khỏi Bến Xe Miền Tây, trong cơn mưa đông lất phất, tôi vẫn cất lên được mấy câu : 
    " Sài gòn ! tạm giã từ mi nhé .
    Ta sẽ trở lại với mi vào một ngày mai, 
    vào một ngày rực nắng ban mai."

    PHẦN 4 : CÁI SỐ PHẢI HỌC TRÁI NGÀNH MÌNH CHỌN
    Bỏ học về nhà vào cuối năm. Ở huyện lúc đó một lớp Sư Phạm Cấp Tốc và Phòng Giáo Dục tuyển Giáo Viên Hợp Đồng . Vậy là tôi làm giáo sinh sau vài ngày và giáo viên sau vài tháng .  Đi dạy một buổi, một buổi phụ tiếp ba mẹ làm rẫy và ôn tập Toán, Sinh,Hoá chuẩn bị cho mùa tuyển sinh năm sau.

    Đến mùa tuyển sinh 1983, Tôi được giấy mời của Huyện Đoàn Châu Thành. Không biết lành hay dữ nhưng cũng phải đến. Đến huyện Đoàn, toàn người quen vì hồi học cấp 3 tôi cũng có thành tích trong hoạt động của Đoàn Thanh Niên. Các anh chị bảo muốn cử tôi đi học ở Trường Đoàn Trung Ương hệ đại học ngoài Hà Nôi. Vốn ham học lại được ra Hà Nội, tôi nhận lời .Tôi chỉ việc chuẩn bị tinh thần và tư trang . Còn mọi thủ tục từ chuyển cắt chuyển biên chế từ Phòng Giáo Dục sang Huyện Đoàn đến việc tạm ứng kinh phí, các anh chị lo cho hết

    Tôi về báo với ba mẹ. Ba tôi không hài lòng, nhưng chỉ giải thích qua loa . Trước khi đi học hai ngày tôi chuẩn bị tư trang. Ba tôi nghiêm nghị và "chắc như đinh đóng cột" : "Con đi Hà Nội học thì đổi họ luôn và đừng bao giờ cho Ba thấy mặt . Ba không có con làm chính quyền ". Thế là tôi phải đạp xe ngay xuống Huyện Đoàn xin lỗi. Những năm bế tắc khi làm giáo viên, những ngày lây lất tha hương kiếm sống, tôi luôn hối tiếc cơ hội đó . Cho tới khi tuổi tôi bằng tuổi ba tôi lúc bấy giờ, hướng nghiệp cho các con, tôi không cực đoan như Ba, nhưng tôi nhận thấy ba tôi quyết định cho tương lai của tôi thật đúng đắn.

    Mùa tuyển sinh năm 1984, Tôi được Phòng Giáo Dục Huyện cử đi học. Cầm Giấy Giới thiệu của Cty Phát Hành Sách và Thiết Bị Trường Học Tỉnh đến Chi Nhánh Cục Xuất Bản Giáo Dục tại thành phố Hồ Chí Minh, dự ôn tập thi vào Trường Đại Học Văn Hoá Hà Nội ngành Phát hành Sách . Lớp ôn thi khá đông khoảng 200 người, là cán bộ ngành Giáo Dục và ngành Văn Hoá từ Thừa Thiên Huế trở vào. Học tập và nội trú tại trường Trung Học sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh ( Nay là Trường PTHH Trần Đại Nghĩa ). Khuôn viên trường rộng , hội trường lớn. Sân trường có một góc vườn hoa rất ấn tượng với những bức tượng của các nhà khoa học và những cây sứ hoa trắng luôn ngan ngát hương thơm.

    Văn, Sử, Địa không phải là môn thế mạnh của tôi . Nhưng được ôn tập với các giáo sư tên tuổi của Đại Học Sư Phạm, tôi rất hứng khởi và hăng say trong học tập nên đạt kết quả tốt trong kỳ thi. Trong thông báo của Sở về Phòng GD huyện trước đó đề nghị huyện cử cán bộ giáo viên đi học ngành Phát Hành Sách. Giấy giới thiệu tôi nộp cho trường cũng ngành Phát Hành Sách, nhưng khi nhận giấy báo lại là ngành Thư Viện. Đúng là cái số phải học khác ngành mình chọn. Tôi không còn quyền bỏ học như hai lần trước, mặc khác " chuột đã chạy cùng sào"..
     
    Hai mươi lăm năm qua, tôi  sống bằng lao động phổ thông, không liên quan vì đến ngành nghề mình đã được đào tạo bậc đại học  ! ./.

    PHẠm QUANG TÂN - mùa tuyển sinh năm 2016
    --
    bán thuốc chống xuất tinh sớm, yếu sinh lý tại shoptinhyeu . VN và thuoc115 . com

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     

    thuốc điều trị bệnh xuất tinh sớm ở nam giới cách chữa phòng chống © 2015 - Designed by Templateism.com, Plugins By MyBloggerLab.com

    0936700000