order now

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Vô địch quốc tế luôn.. Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp của Thường trực HĐND tỉnh để nghe và cho ý kiến về kết quả giám sát liên quan đến công tác tổ chức bộ máy, biên chế, hợp đồng lao động trong các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, giai đoạn 2015 – 2017.
 
Cụ thể, đối với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn hiện nay, bao gồm cơ quan Sở và 35 đơn vị trực thuộc có tổng 442 trưởng, phó phòng; trong đó trưởng phòng là 234 người và 208 phó phòng.
 
Ngoài số lượng trưởng, phó phòng lớn, thông qua giám sát, Thường trực HĐND tỉnh cũng chỉ ra một số bất cập về tổ chức bộ máy. Đó là một số Sở có nhiều phòng chuyên môn, trong khi đó quy mô các phòng nhỏ, biên chế ít, như Sở Thông tin – Truyền thông có 6 phòng/30 người; Sở Ngoại vụ có 5 phòng/18 người; Sở Khoa học – Công nghệ có 5 phòng/24 người.
 
Còn có tình trạng thành lập đơn vị nhưng chưa đầy đủ căn cứ pháp lý theo quy định như Đội Quản lý trật tự đô thị thuộc UBND thành phố Vinh và các Đội quy tắc đô thị ở phường, xã của thành phố Vinh.
 
Ngoài các vấn đề nêu trên, theo Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Viết Đường, việc xây dựng đề án vị trí việc làm ở hầu hết các ngành, đơn vị được giám sát chưa chất lượng, chủ yếu mới nêu hiện trạng hiện nay.
 
Đề án tinh giản biên chế chất lượng và tính quyết liệt chưa cao, mục tiêu, chỉ tiêu tinh giản biên chế chưa rõ, dẫn đến việc tinh giản biên chế còn chậm, số lượng giảm biên chế chưa nhiều.
 
Nêu ra tồn tại số lượng lao động hợp đồng ở một số sở, ngành, cơ quan, đơn vị còn lớn, trong đó có những hợp đồng thuộc diện thu hút của tỉnh có thời gian hợp đồng trên 12 năm, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Viết Đường nhấn mạnh, không thể đổ lỗi cho quá khứ để để tồn tại như hiện tại, trách nhiệm những người làm tổ chức bộ máy, người quản lý Nhà nước phải quan tâm giải quyết vấn đề này, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
 
 

Nghệ An: Do tiến trình sáp nhập trước đây, một sở hiện có 442 trưởng, phó phòng

Vô địch quốc tế luôn..  Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp của Thường trực HĐND tỉnh để nghe và cho ý kiến về kết quả giám sát liên qu...

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Lo lắng TKV không chốt được phương án đầu tư với đối tác, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng giao dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 cho liên danh Geleximco - HUI.
 
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng, báo cáo phương án hợp tác đầu tư một số dự án nhà máy nhiệt điện. Theo đó, Bộ này kiến nghị Thủ tướng giao liên danh Tập đoàn Geleximco - Công ty TNHH Hong Kong United (HUI) thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (Nghệ An) thay cho Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV).
 
Lý do đề xuất này, Bộ Công Thương đánh giá do năng lực của TKV không đáp ứng nhu cầu vốn triển khai dự án đúng tiến độ. Tập đoàn Than & khoáng sản cũng đang gặp khó khăn trong huy động vốn cho các dự án đầu tư, trong đó có vốn đối ứng triển khai dự án Quỳnh Lập 1. Đến cuối tháng 9/2017, tổng nợ vay hợp nhất của TKV khoảng 78.000 tỷ đồng, với hệ số nợ/vốn chủ sở hữu 2,5 lần.
 
Nếu đầu tư vốn vào dự án nhiệt điện Quỳnh Lập 1, TKV sẽ phải huy động thêm khoản nợ vay 39.000 tỷ và sau 3 năm nữa tổng nợ vay của tập đoàn này có thể lên tới trên 100.000 tỷ đồng, dẫn đến tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu sẽ vượt quá quy định cho phép.
 
Ngoài ra, sau hơn 2 tháng đốc thúc hiện TKV vẫn chưa báo cáo Bộ Công Thương kết quả làm việc cuối cùng với 2 nhà đầu tư là Kospo và Samtan (Hàn Quốc) về thu xếp vốn vay cho dự án không có bảo lãnh Chính phủ, dù đã đạt được thoả thuận ban đầu tỷ lệ vốn góp đầu tư TKV 36%, Kospo 34% và Samtan 30%.
 
Do đó, nhà chức trách cho rằng, việc giao dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 cho liên danh Geleximco - HUI, sẽ giúp tập đoàn giảm áp lực thu xếp vốn, và tập trung thực hiện các dự án khác. Thay thế TKV tại dự án này, liên danh Geleximco và đối tác Trung Quốc có trách nhiệm khẩn trương thực hiện dự án theo quy định đảm bảo tiến độ, chất lượng; thoả thuận bàn giao dự án, xem xét thanh toán các chi phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư mà TKV đã thực hiện.
 
Kiến nghị giao dự án này cho liên danh Geleximco – HUI, song Bộ Công Thương cũng lo ngại khi 80% vốn thực hiện dự án chủ yếu vay từ Trung Quốc.
 
Đánh giá năng lực liên danh cho thấy, phương án tài chính mà Geleximco và liên danh đưa ra lại phần lớn dựa vào vốn vay từ Trung Quốc, với tỷ lệ vốn đối ứng 20% vốn chủ sở hữu và 80% vốn vay. Dự kiến lãi suất vay từ nguồn tín dụng thương mại là 10,86% một năm và quốc tế là 11,77% một năm.
 
80% tổng mức đầu tư dự án sẽ được huy động từ tổ hợp các ngân hàng do Ngân hàng Phát triển nhà nước Trung Quốc đứng đầu, gồm: Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc chi nhánh Hồ Nam, An Huy và Ngân hàng Công Thương Trung Quốc.
 
"Nếu giao cho liên danh này dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ chuyển thành vốn tư nhân 100%. Khi dự án không dùng vốn nhà nước khó có thể yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nội địa hoá thiết bị nhà máy nhiệt điện đốt than. Chưa kể sự tham gia của nhà thầu, nhà đầu tư Trung Quốc, sử dụng thiết bị của Trung Quốc vào dự án…", cơ quan quản lý các dự án điện quan ngại.
 
Trong khi đó liên danh Geleximco - HUI tỏ ra khá tự tin vào năng lực tài chính triển khai dự án dù 80% là vốn vay. Liên danh này cũng cam kết đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án: 3 tháng kể từ ngày thành lập công ty liên doanh sẽ ký kết thỏa thuận bồi thường, giải phóng mặt bằng; 2 tháng tiếp theo ký hợp đồng tư vấn quản lý, giám sát kỹ thuật...
 
Trước đó, năm 2017 liên danh Geleximco - HUI đã 2 lần gửi văn bản tha thiết được làm nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 và Quảng Trạch 2, vốn đang được giao cho các tập đoàn năng lượng trong nước là TKV và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư.
 
Với dự án nhiệt điện Quỳnh Lập 1 hiện do Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư, Geleximco đề xuất liên danh Geleximco –HUI sở hữu 75% cổ phần, 25% còn lại thuộc TKV. Còn với dự án nhiệt điện Quảng Trạch 2 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, đơn vị này đề xuất nắm hẳn 100% cổ phần.
 
Trong các văn bản gửi Bộ Công Thương trước đây, cả TKV và EVN đều tỏ ý không đồng tình giao các dự án này cho Geleximco - HUI. Với Quảng Lập 1, TKV cho rằng, nội dung đề xuất hợp tác của liên danh Geleximco – HUI "không phù hợp với chủ trương kêu gọi đầu tư dự án này của Hội đồng thành viên TKV, theo đó TKV nắm giữ cổ phần chính". Còn EVN cũng cho rằng, việc Geleximco đề xuất đầu tư theo hình thức PPP dự án Quảng Trạch 2 chưa được quy định đối với công trình điện.

iao dự án nhà máy nhiệt điện 2 tỷ USD cho liên danh với Trung Quốc với Vũ Văn Tiền, vay tiền TQ với lãi suất khủng 11-12%

Lo lắng TKV không chốt được phương án đầu tư với đối tác, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng giao dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 cho liên danh...

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

TS Lê Đăng Doanh nói về con số lại quả khổng lồ bằng 'tiền tươi' của 'bậc thầy đút lót' Trung Quốc cho đối tác ở nhiều dự án thắng thầu.
Vì sao các doanh nghiệp Việt Nam "thích chơi" với Trung Quốc, sẵn sàng phụ thuộc vào thị trường này trong khi đây là thị trường chứa đựng khá nhiều rủi ro?
 
Chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh đã trả lời phỏng vấn VTC News xung quanh vấn đề này.
 
- Ông từng nói "Trung Quốc là bậc thầy của đút lót". Vậy nghĩa là sẽ có những "bậc thầy nhận đút lót"?
 
Đúng là tình trạng nhận đút lót của doanh nghiệp Trung Quốc rất phổ biến và nghiêm trọng.
 
Việc Trung Quốc xuất lậu vào Việt Nam trên 5,2 tỷ USD, tương đương 130.000 tỷ hàng hóa qua biên giới và Việt Nam xuất lậu 5,3 tỷ USD sang Trung Quốc theo số liệu của Hải Quan Trung Quốc công bố thực sự rất nghiêm trọng.
 
Người ta đã nói đến phối hợp giữa các nhóm lợi ích ở hai bên biên giới, vì nếu không, khối lượng lớn hàng hóa như vậy làm sao qua mắt được các cơ quan chức năng.
 
Việc thắng thầu cũng vậy, nguồn tin am hiểu nội bộ giấu tên cho biết Trung Quốc sẵn sàng lại quả tối thiểu 30% bằng "tiền tươi".
 
Việc cho thuê rừng, đất rừng 50 năm trên diện tích rất lớn tại những vị trí chiến lược cũng có quá nhiều sự mờ ám.
 
 
Nhiều đài địa phương đua nhau chiếu phim Trung Quốc để nhà đài được Trung Quốc mời đi "nghiên cứu" cũng cần phải được xem xét.
 
- Như vậy rõ ràng có vấn đề lợi ích nhóm chi phối trong mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc?
 
Đúng là như thế.
 
Rõ ràng vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, một số người đã tự nguyện phụ thuộc vào Trung Quốc.
 
Vì vậy, muốn giảm sự phụ thuộc vô lý, rất có hại cho lợi ích quốc gia vào Trung Quốc thì phải cải cách thể chế của nước ta.
Chúng ta phải có tư duy chính sách độc lập với Trung Quốc, lợi dụng các nước bạn ủng hộ ta, phát triển kinh tế bổ sung cho kinh tế Trung Quốc, làm cho kinh tế Trung Quốc cần ta chứ không lợi dụng và bắt nạt ta.
 
Muốn thế phải có bộ máy trong sạch, không bị Trung Quốc mua chuộc hay bắt bí được.
 
Bộ máy phải hiểu Trung Quốc để phát hiện ra mặt yếu của họ để làm khác đi.
 
Chúng ta phải học tiếng Hoa, nghiên cứu sâu sắc về Trung Quốc để không bị họ lừa, họ cho ta vào bẫy của họ.
 
- Đặt giả dụ Trung Quốc đột nhiên đóng hàng loạt cửa khẩu với Việt Nam như thông tin mà Bộ NN&PTNN đưa ra tuần trước, điều gì sẽ xảy ra với Việt Nam, thưa ông?
 
Trung Quốc luôn nói một đằng làm một nẻo, luôn sẵn sàng nuốt lời hứa, xé hiệp định cam kết họ vừa ký, cho nên, cần đề phòng tình huống xấu nhất là rất cần thiết.
 
Ngay bây giờ Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất-nhập khẩu, nếu vẫn phải tạm thời tiếp tục nhập từ Trung Quốc thì phải tìm cách nhập những linh kiện cần thiết qua một nước thứ ba.
 
Ngành dệt may, da giày phải có ngay phương án để khỏi bị động.
 
Cần xây dựng những chuỗi giá trị, bán hàng giao sau để có thị trường ổn định cho nông sản.

Doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng lại quả tối thiểu 30% bằng 'tiền tươi'

TS Lê Đăng Doanh nói về con số lại quả khổng lồ bằng 'tiền tươi' của 'bậc thầy đút lót' Trung Quốc cho đối tác ở nhiều dự án...

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

"Gần đây tôi ngồi trên xe taxi cũng được người dân chia sẻ nỗi bức xúc, lo lắng về dự luật đặc khu... Tôi nghĩ trước hết nên tạm dừng lại, Quốc hội đừng thông qua dự luật vội để hỏi thêm ý kiến của các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau", bà Phạm Chi Lan nói.
Trước nhiều luồng ý kiến trái chiều liên quan đến dự thảo Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt (dự luật đặc khu), chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã trao đổi với báo chí những quan điểm của mình về việc có nên thông qua dự luật này hay không và cần lưu ý những gì khi xây dựng ba đặc khu kinh tế ở Việt Nam.
 
Theo bà Lan, trước hết nên tạm dừng lại, Quốc hội đừng thông qua dự luật vội để hỏi thêm ý kiến của các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng… và hỏi ý kiến của đông đảo người dân nữa.
 
"Gần đây tôi ngồi trên xe taxi cũng được người dân chia sẻ nỗi bức xúc, lo lắng về dự luật này, nhất là quy định về việc cho thuê đất 99 năm… Trong thời đại các mạng công nghệ 4.0, Việt Nam đã tham gia nhiều FTA và mở cửa thì mô hình đặc khu đã không còn phù hợp nữa. Trong khi dự thảo luật đặc khu lại đưa ra rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư (NĐT) tại đặc khu, điều này trái với các cam kết FTA về việc tạo lập môi trường đầu tư bình đẳng cho các NĐT khác nhau ở Việt Nam. Đặc biệt gây chèn lấn đối với người dân và doanh nghiệp Việt Nam, có lĩnh vực người Việt không được làm nhưng nay lại cho người nước ngoài làm với nhiều ưu đãi", bà Lan nói.
 
Bàn về việc mới đây Chủ tịch Quốc hội thông tin rằng Bộ Chính trị đã có kết luận về dự thảo luật đặc khu rồi, bà Phạm Chi Lan cho rằng, có thể Bộ Chính trị đã thông qua chủ trương lớn vì mong muốn Việt Nam phát triển một cách đột phá. Tuy nhiên, có thể Bộ Chính trị chưa xem xét được chi tiết, phụ lục kèm theo luật, chính những quy định kèm theo này đã mở toang cánh cửa của Việt Nam quá rộng cho các NĐT nước ngoài, cũng như không tính toán hết những tác động của dự thảo này…
 
"Nhiều khi cái chết ở các chi tiết chứ không phải ở bản thân văn bản pháp luật đâu. Dựa theo kinh nghiệm cá nhân nhiều năm được mời góp ý vào các dự thảo luật, chính sách của Việt Nam, tôi luôn e sợ các nhóm lợi ích cài cắm lợi ích riêng của mình, nhiều khi chỉ vài từ trong văn bản pháp luật thôi là có thể làm lệch hoàn toàn ý tưởng của luật đó đi", bà Lan nhấn mạnh.
 
Có ý kiến cho rằng Việt Nam không thể chạy theo việc mà thế giới đã làm từ 30 - 40 năm trước, đặc khu như Thâm Quyến – Trung Quốc xây dựng từ những năm 70 - 80 của thế kỷ trước thành công được vì lúc đó họ đang duy trì nền kinh tế kế hoạch, họ mở đặc khu để có thể áp dụng các chính sách ưu đãi mới. Nhưng ở thời đại thế giới phẳng như hiện nay thì việc mở đặc khu liệu hiệu quả kinh tế có được như kỳ vọng? Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thể hiện thái độ rất đồng tình với ý kiến này.
 
Trước đây, Trung Quốc làm đặc khu Thâm Quyến bởi rất muốn có những cải cách mạnh mẽ hơn. Họ muốn thực hiện thí điểm để từ đó chứng minh lợi ích của việc cải cách, của chính sách mới. Khi đó, tác dụng lớn nhất của đặc khu không chỉ là làm cho Thâm Quyến phát triển, mà là những chính sách mới sau đó được nhân rộng trên toàn nước Trung Quốc để phát triển kinh tế.
 
Trong khi đó, Việt Nam đã trải qua hơn 30 năm cải cách, đã tham gia nhiều FTA và cam kết mở cửa thị trường, chúng ta nên tập trung vào việc thực hiện các cam kết này. Nếu có thí điểm thì nên thí điểm các chính sách khó có thể làm trên cả nước. Ví dụ như yêu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ nên áp dụng thí điểm tại các khu công nghệ cao, sau đó mới áp dụng trên cả nước. Nên làm như thế chứ không phải là "khuôn" đặc khu lại thành các quốc gia nhỏ, mà mỗi đặc khu lại có những thể chế riêng biệt không thể áp dụng trên cả nước.
 
Bà Lan dẫn chứng: "Nước ta hiện có gần 500 khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế ven biển… Dù đã áp dụng một số chính sách riêng nhưng các khu này vẫn chưa phát triển. Chúng ta cần có đánh giá thấu đáo về việc này và tập trung phát triển cho được các khu này trước. Như khu công nghệ cao Hòa Lạc sau 20 năm vẫn chưa phát triển được như kỳ vọng, số NĐT vào đó vẫn ít. Khi ông Phùng Quốc Hiển đến thẩm tra cùng đoàn ĐBQH mới biết là dù có nhiều chính sách ưu đãi nhưng lại không triển khai được vì vướng 13 luật chưa sửa…".
 
Trong thời đại này không có ngành nào quá kéo dài, Việt Nam mong dùng những chính sách ưu đãi thật nhiều về thuế, tiền thuê đất, thời hạn sử dụng đất… cũng vô nghĩa, không có tác dụng thật sự với người đầu tư, chỉ tạo cơ hội cho những người đầu cơ được trục lợi trên đất đai.
 
Khi nhận định về ý kiến "bỏ 1 đồng vào đặc khu có thể thu lại được 10 đồng hoặc 100 đồng", bà Lan cho rằng, có thể câu nói đó có ý nghĩa ám chỉ dòng vốn của NĐT đổ vào các đặc khu. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở Vân Đồn và Phú Quốc, người ta đã mua đất, vào làm du lịch nghỉ dưỡng gần hết rồi. Trường hợp này không cần bỏ một đồng ưu đãi nào chúng ta đã có thể thu về nhiều đồng rồi.
 
Nhưng số tiền NĐT bỏ vào không quan trọng bằng việc Việt Nam thu lại được bao nhiêu.
 
Việt Nam trước nay thu hút rất mạnh nguồn vốn FDI nhưng lợi ích giành lại khiêm tốn lắm. Một tổ chức của Ngân hàng Thế giới từng đánh giá nước ta vẫn còn tình trạng lấy của người nghèo chia cho người giàu, tình trạng né thuế, chuyển giá, báo cáo lỗ hoài nhưng vẫn xin mở rộng dự án đầu tư…
 
Vị chuyên gia kinh tế này nói thêm, thế giới đánh giá sự tỷ lệ thành công của đặc khu là 50-50. Tuy nhiên thực tế đã có nhiều bài học các nước tiếp nhận đầu tư của Trung Quốc như Srilanka (tiếp nhận đầu tư Trung Quốc để làm cảng biển nhưng không có tiền trả nên phải bán cảng biển đó cho Trung Quốc) hay Châu Phi cũng nhận nhiều dự án đầu tư và trở thành con nợ của Trung Quốc… Những bài học này khiến người dân lo lắng về việc các đặc khu trong tương lai chưa đến 50 năm đã có thể rơi vào tay Trung Quốc…
 

Bà Phạm Chi Lan nói về đặc khu: Có lĩnh vực người Việt không được làm nay lại cho Trung Quốc làm với nhiều ưu đãi

"Gần đây tôi ngồi trên xe taxi cũng được người dân chia sẻ nỗi bức xúc, lo lắng về dự luật đặc khu... Tôi nghĩ trước hết nên tạm dừng l...

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

Nếu biết bản quyền World Cup 2018 hiện nay do một công ty Trung Quốc nắm giữ, mua buôn từ FIFA và bán lẻ với giá cắt cổ cho Việt Nam thì các bạn thấy sao ? Ngay việc xem cúp bóng đá thế giới lớn nhất hành tinh của các bạn hiên nay cũng do một công ty Trung Quốc khống chế rồi đấy. Người TQ đéo muốn bán rẻ, có sao không?

Bản quyền World Cup 2018 khu vực Việt Nam do Infront Sports & Media – đối tác trung gian của FIFA - nắm giữ. Công ty này thuộc tập đoàn Dalian Wanda Group của tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Wang Jianlin. Họ sở hữu bản quyền của 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Trung Á.

 

 

 

bản quyền World Cup 2018 trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay do một công ty Trung Quốc nắm giữ,

Nếu biết bản quyền World Cup 2018 hiện nay do một công ty Trung Quốc nắm giữ, mua buôn từ FIFA và bán lẻ với giá cắt cổ cho Việt Nam thì các...

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

Tôi không am hiểu nhiều về kinh tế nên câu chuyện đặc khu không dám nhìn to tát. Nhưng tôi khá ấn tượng với bức hình này. Đây là cảnh một phụ nữ địa phương đang mát xa chân cho một du khách Trung Quốc ở một khu nghỉ dưỡng tại Campuchia trong đặc khu Sihanoukville. 
Đi trước Việt Nam, hai nước láng giềng đã kịp làm đặc khu từ hàng chục năm nay, dù vậy, ở Campuchia đến nay luật đặc khu vẫn chưa được thông qua thì phải, đặc khu vận hành dưới sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật, nhưng thời hạn thuê đất cũng là hai con số 9 đẹp đẽ.
Điều đáng suy ngẫm là, tuy chính sách là dành cho mọi đối tác (như Việt Nam đang hướng đến về mặt lý thuyết) nhưng không hiểu bằng cách nào và vì lý do gì, 90% các doanh nghiệp hiện diện tại các đặc khu này là công ty Trung Quốc. Gần như chỉ kinh doanh các ngành dịch vụ, du lịch, và chủ yếu đón khách Trung Quốc, biển hiệu và ngôn ngữ Trung Quốc. Trung Quốc đã triển khai tại Sihanoukville cỡ 100 casino, trong đó có 1/3 đã vận hành, còn lại đang xây dựng. Nhân lực làm việc tại đặc khu chủ yếu là người Trung Quốc đưa sang, chiếm 95%, chỉ có 5% việc làm còn lại dành cho dân bản địa với các công việc chân tay lam lũ, các thiếu nữ làm gái hoặc những việc làm nail móng, mát xa chân cho du khách Trung Quốc như người phụ nữ trong tấm hình với công xá rẻ mạt.
Nghe nói Trung Quốc có tới vài trăm đặc khu rải khắp thế giới, ở những nơi mà họ có thể dễ dàng đi đêm với quan chức để đạt được mục đích. 
Liệu có thể hình dung như vậy về các đặc khu tại Việt Nam tới đây, nếu như luật đặc khu được thông qua một cách có vẻ chóng vánh và dồn ép vào ngày 15/6 này?
Tôi đề nghị các vị đại biểu Quốc hội hãy ngẩng đầu, nhìn về tiền đồ tương lai đất nước mà bấm nút chứ đừng nhắm mắt cúi đầu nhìn xuống cái ghế mình đang ngồi mà bấm trong khi chính tay mình cũng run và tim mình cũng đập.
 
---------
 
 
Hàng loạt trường học trên địa bàn huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) bị thu hồi, giải tỏa giao đất cho nhà đầu tư
 
Trường tiểu học Dương Đông 2 bị lấy làm chợ vì UBND huyện Phú Quốc cho rằng không phù hợp. Vậy vì sao trước đó, địa phương đổ tiền tỷ xây trường? Đến khi lấy trường giao cho công ty xây chợ thì không yêu cầu đơn vị này bồi thường hay giao đất khác để xây
 
Ông Đinh Khoa Toàn - Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) và ông Mai Văn Huỳnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã lên tiếng trước những bất cập của ngành giáo dục Phú Quốc, trong đó có thực trạng hàng loạt trường học trên địa bàn huyện Phú Quốc bị thu hồi, giải tỏa giao đất cho nhà đầu tư.
 
Liên quan đến thực trạng hàng loạt trường học trên địa bàn huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) bị thu hồi, giải tỏa giao đất cho nhà đầu tư, ông Đinh Khoa Toàn - Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc cho biết: "Về mặt thủ tục, các chủ đầu tư làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc chọn đất rồi lập dự án, trình UBND tỉnh phê duyệt, giao đất. Tất cả các mảnh đất bị thu hồi hoặc nằm trong quy hoạch của các chủ đầu tư là những loại đất phù hợp với quy hoạch phát triển chung của Phú Quốc".
 
Đối với trường tiểu học Dương Đông 2, địa phương thu hồi giao cho Ban quản lý chợ Dương Đông (một công ty tư nhân) là vì ngôi trường này được xây dựng gần chợ, không đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn giao thông cho phụ huynh và học sinh,… nên địa phương đã thu hồi, giao cho chợ Dương Đông khai thác. Địa phương bố trí học sinh trường tiểu học Dương Đông 2 đến trường tiểu học Dương Đông 3 và tiểu học Dương Đông 4 học tập.
 
Còn các điểm trường học trên địa bàn xã Dương Tơ, Cửa Dương, tính đến tháng 10/2017, nhà nước và chủ đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng trên 20 phòng học. Cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ dạy và học ở các địa phương này.
 
Ông Đinh Khoa Toàn chia sẻ: "Để ngành giáo dục Phú Quốc xảy ra nhiều bất cập như hiện nay, như cơ sở vật chất yếu kém, thiếu biên chế giáo viên, 1/32 trường đạt chuẩn quốc gia, thiếu trường lớp,… chúng tôi đã nhận trách nhiệm trước lãnh đạo tỉnh Kiên Giang"
 
Ông Toàn cho biết thêm, trước mắt, địa phương đã thuê một đơn vị thực hiện qui hoạch lại mạng lưới trường lớp cho đúng với qui hoạch phát triển chung của Phú Quốc; kiên quyết với nhà đầu tư là phải xây dựng trường mới, địa phương mới bàn giao mặt bằng; phân bổ thêm ngân sách đầu tư xây thêm 1 trường cấp 1, cấp 2 tại thị trấn Dương Đông trong năm học 2018-2019.
 
 
 
Cũng vì trường tiểu học Dương Đông 2 bị lấy làm chợ, cộng với tăng dân số cơ học ở Phú Quốc nên hiện nay các trường từ bậc tiểu học đến cơ sở đều bị áp lực sĩ số HS/lớp học quá đông, từ 38-51HS/lớp học
 
Trước những bất cập của ngành giáo dục Phú Quốc, ông Mai Văn Huỳnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết: "Việc để nhiều trường học ở Phú Quốc bị giải tỏa và dính qui hoạch, không đầu tư xây dựng trường mới dẫn đến tình trạng thiếu phòng học như hiện nay là do lãnh đạo UBND huyện Phú Quốc thiếu sự quan tâm đầu tư cho hệ thống trường lớp trước nhu cầu phát triển của nền kinh tế; công tác tham mưu, đề xuất của huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo từng lúc chưa kịp thời. Đây là nguyên nhân dẫn đến những bất cập của ngành giáo dục ở huyện Phú Quốc như hiện tại. Ngoài ra, UBND tỉnh Kiên Giang không có sự ưu ái nào dành cho chủ đầu tư khi lấy đất trường học, đất dân làm dự án ở huyện Phú Quốc".
 
 
 
Cơ sở vật chất xuống cấp ở điểm trưởng tiểu học và THCS Bãi Vòng. Cũng vì dính qui hoạch nên nhiều năm qua trường không được đầu tư xây dựng mà chỉ sửa chữa nhỏ
 
Để giải quyết những bất cập trên, ông Mai Văn Huỳnh cho biết đã có chỉ đạo yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quốc tập trung chỉ đạo, khắc phục quyết liệt những chỉ tiêu yếu kém hiện nay của ngành giáo dục huyện. Tập trung chỉ đạo giảm tải cho các trường ở thị trấn Dương Đông; xem xét bố trí quỹ đất cho ngành giáo dục, từ đây đến năm 2020 xây dựng thêm 1 trường mới, qua đó, giảm tỷ lệ học sinh/lớp học, xem xét lại các chỉ tiêu cho các trường đạt chuẩn.
 
Ngoài ra, ông Mai Văn Huỳnh còn chỉ đạo UBND huyện Phú Quốc trong quá trình triển khai dự án đầu tư, có di dời trường lớp phải cương quyết với chủ trương tái lập trường đạt chuẩn xong mới cho chủ đầu tư di dời trường cũ.
 
Riêng các điểm trường Rạch Vẹm (thuộc trường tiểu học và THCS Gành Dầu), trường tiểu học và THCS Bãi Vong (xã Hàm Ninh) bị vướng qui hoạch treo, trường xuống cấp trầm trọng, gây khó khăn cho việc dạy và học ở điểm trường này, ông Mai Văn Huỳnh chỉ đạo huyện Phú Quốc liên hệ ngay với nhà đầu tư, nếu nhà đầu tư không tiến hành thì thu hồi dự án, còn nếu tiến hành thì tập trung xây dựng trường mới trước khi dự án triển khai.
 
Về điểm trường Rạch Vẹm (xã Gành Dầu), ông Đinh Khoa Toàn cho biết: "Đã nhận được chỉ đạo từ UBND tỉnh Kiên Giang, địa phương đã liên hệ với nhà đầu tư và đơn vị này cho biết sẽ tiếp tục triển khai dự án. Còn việc xây trường mới thay điểm Rạch Vẹm, hiện tại địa phương hết quỹ đất, UBND huyện xin ý kiến UBND tỉnh lấy 1ha đất rừng phòng hộ để xây trường mới thay điểm Rạch Vẹm.
 
 
 
Cơ sở vật chất ở điểm trường Rạch Vẹm (thuộc trường tiểu học và THCS Gành Dầu) đã xuống cấp nặng nhiều năm qua nhưng do vướng qui hoạch nên chỉ sơn, gia cố bàn ghế, cửa lớp học...
 
Những năm qua, huyện Phú Quốc phát triển mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực, nhất là từ khi đảo ngọc Phú Quốc được chọn trở thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, nhiều tập đoàn lớn nhảy vào đầu tư, hàng loạt trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp mọc nên như nấm sau mưa, góp phần an sinh xã hội, giúp huyện Phú Quốc trở thành địa phương đóng góp ngân sách nhất tỉnh Kiên Giang...
 
Thế nhưng, chỉ số giáo dục huyện Phú Quốc hiện nay thấp nhất tỉnh Kiên Giang (mạng lưới trường lớp của Phú Quốc xếp 14/15 huyện, thị xã, thành phố Kiên Giang). Chất lượng đào tạo và các phong trào thi đua ngành giáo dục và đào tạo huyện Phú Quốc còn thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh.
 
Đáng nói, ở Phú Quốc nhưng hiện nay chỉ có 1/32 trường đạt chuẩn quốc gia; trường trọng điểm, chất lượng cao vẫn chưa có… Hiện nay còn 1.249 trẻ trong độ tuổi 3-4 chưa huy động ra lớp mẫu giáo… vì thiếu giáo viên, thiếu trường lớp.
 
Theo Dân trí
 
 

Vì sao hàng loạt trường học ở Phú Quốc bị thu hồi, giải tỏa?

Tôi không am hiểu nhiều về kinh tế nên câu chuyện đặc khu không dám nhìn to tát. Nhưng tôi khá ấn tượng với bức hình này. Đây là cảnh một ph...

 

thuốc điều trị bệnh xuất tinh sớm ở nam giới cách chữa phòng chống © 2015 - Designed by Templateism.com, Plugins By MyBloggerLab.com

0936700000