order now

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

Vì sao hàng loạt trường học ở Phú Quốc bị thu hồi, giải tỏa?

  • VPRX bí quyết giúp kéo dài thời gian quan hệ giá chỉ có 750K . Bấm vào mua ngay
  • Miếng dán cai nghiện thuốc lá của Mỹ, cam kết cai nghiện sau 3 ngày . Bấm vào mua ngay
  • Thuốc viagra chính hãng có tem chống hàng giả Bộ Công an . Bấm vào mua ngay
  • Chai xịt stud 100 giúp làm tình lâu hơn . Bấm vào mua ngay
  • Tôi không am hiểu nhiều về kinh tế nên câu chuyện đặc khu không dám nhìn to tát. Nhưng tôi khá ấn tượng với bức hình này. Đây là cảnh một phụ nữ địa phương đang mát xa chân cho một du khách Trung Quốc ở một khu nghỉ dưỡng tại Campuchia trong đặc khu Sihanoukville. 
    Đi trước Việt Nam, hai nước láng giềng đã kịp làm đặc khu từ hàng chục năm nay, dù vậy, ở Campuchia đến nay luật đặc khu vẫn chưa được thông qua thì phải, đặc khu vận hành dưới sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật, nhưng thời hạn thuê đất cũng là hai con số 9 đẹp đẽ.
    Điều đáng suy ngẫm là, tuy chính sách là dành cho mọi đối tác (như Việt Nam đang hướng đến về mặt lý thuyết) nhưng không hiểu bằng cách nào và vì lý do gì, 90% các doanh nghiệp hiện diện tại các đặc khu này là công ty Trung Quốc. Gần như chỉ kinh doanh các ngành dịch vụ, du lịch, và chủ yếu đón khách Trung Quốc, biển hiệu và ngôn ngữ Trung Quốc. Trung Quốc đã triển khai tại Sihanoukville cỡ 100 casino, trong đó có 1/3 đã vận hành, còn lại đang xây dựng. Nhân lực làm việc tại đặc khu chủ yếu là người Trung Quốc đưa sang, chiếm 95%, chỉ có 5% việc làm còn lại dành cho dân bản địa với các công việc chân tay lam lũ, các thiếu nữ làm gái hoặc những việc làm nail móng, mát xa chân cho du khách Trung Quốc như người phụ nữ trong tấm hình với công xá rẻ mạt.
    Nghe nói Trung Quốc có tới vài trăm đặc khu rải khắp thế giới, ở những nơi mà họ có thể dễ dàng đi đêm với quan chức để đạt được mục đích. 
    Liệu có thể hình dung như vậy về các đặc khu tại Việt Nam tới đây, nếu như luật đặc khu được thông qua một cách có vẻ chóng vánh và dồn ép vào ngày 15/6 này?
    Tôi đề nghị các vị đại biểu Quốc hội hãy ngẩng đầu, nhìn về tiền đồ tương lai đất nước mà bấm nút chứ đừng nhắm mắt cúi đầu nhìn xuống cái ghế mình đang ngồi mà bấm trong khi chính tay mình cũng run và tim mình cũng đập.
     
    ---------
     
     
    Hàng loạt trường học trên địa bàn huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) bị thu hồi, giải tỏa giao đất cho nhà đầu tư
     
    Trường tiểu học Dương Đông 2 bị lấy làm chợ vì UBND huyện Phú Quốc cho rằng không phù hợp. Vậy vì sao trước đó, địa phương đổ tiền tỷ xây trường? Đến khi lấy trường giao cho công ty xây chợ thì không yêu cầu đơn vị này bồi thường hay giao đất khác để xây
     
    Ông Đinh Khoa Toàn - Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) và ông Mai Văn Huỳnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã lên tiếng trước những bất cập của ngành giáo dục Phú Quốc, trong đó có thực trạng hàng loạt trường học trên địa bàn huyện Phú Quốc bị thu hồi, giải tỏa giao đất cho nhà đầu tư.
     
    Liên quan đến thực trạng hàng loạt trường học trên địa bàn huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) bị thu hồi, giải tỏa giao đất cho nhà đầu tư, ông Đinh Khoa Toàn - Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc cho biết: "Về mặt thủ tục, các chủ đầu tư làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc chọn đất rồi lập dự án, trình UBND tỉnh phê duyệt, giao đất. Tất cả các mảnh đất bị thu hồi hoặc nằm trong quy hoạch của các chủ đầu tư là những loại đất phù hợp với quy hoạch phát triển chung của Phú Quốc".
     
    Đối với trường tiểu học Dương Đông 2, địa phương thu hồi giao cho Ban quản lý chợ Dương Đông (một công ty tư nhân) là vì ngôi trường này được xây dựng gần chợ, không đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn giao thông cho phụ huynh và học sinh,… nên địa phương đã thu hồi, giao cho chợ Dương Đông khai thác. Địa phương bố trí học sinh trường tiểu học Dương Đông 2 đến trường tiểu học Dương Đông 3 và tiểu học Dương Đông 4 học tập.
     
    Còn các điểm trường học trên địa bàn xã Dương Tơ, Cửa Dương, tính đến tháng 10/2017, nhà nước và chủ đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng trên 20 phòng học. Cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ dạy và học ở các địa phương này.
     
    Ông Đinh Khoa Toàn chia sẻ: "Để ngành giáo dục Phú Quốc xảy ra nhiều bất cập như hiện nay, như cơ sở vật chất yếu kém, thiếu biên chế giáo viên, 1/32 trường đạt chuẩn quốc gia, thiếu trường lớp,… chúng tôi đã nhận trách nhiệm trước lãnh đạo tỉnh Kiên Giang"
     
    Ông Toàn cho biết thêm, trước mắt, địa phương đã thuê một đơn vị thực hiện qui hoạch lại mạng lưới trường lớp cho đúng với qui hoạch phát triển chung của Phú Quốc; kiên quyết với nhà đầu tư là phải xây dựng trường mới, địa phương mới bàn giao mặt bằng; phân bổ thêm ngân sách đầu tư xây thêm 1 trường cấp 1, cấp 2 tại thị trấn Dương Đông trong năm học 2018-2019.
     
     
     
    Cũng vì trường tiểu học Dương Đông 2 bị lấy làm chợ, cộng với tăng dân số cơ học ở Phú Quốc nên hiện nay các trường từ bậc tiểu học đến cơ sở đều bị áp lực sĩ số HS/lớp học quá đông, từ 38-51HS/lớp học
     
    Trước những bất cập của ngành giáo dục Phú Quốc, ông Mai Văn Huỳnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết: "Việc để nhiều trường học ở Phú Quốc bị giải tỏa và dính qui hoạch, không đầu tư xây dựng trường mới dẫn đến tình trạng thiếu phòng học như hiện nay là do lãnh đạo UBND huyện Phú Quốc thiếu sự quan tâm đầu tư cho hệ thống trường lớp trước nhu cầu phát triển của nền kinh tế; công tác tham mưu, đề xuất của huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo từng lúc chưa kịp thời. Đây là nguyên nhân dẫn đến những bất cập của ngành giáo dục ở huyện Phú Quốc như hiện tại. Ngoài ra, UBND tỉnh Kiên Giang không có sự ưu ái nào dành cho chủ đầu tư khi lấy đất trường học, đất dân làm dự án ở huyện Phú Quốc".
     
     
     
    Cơ sở vật chất xuống cấp ở điểm trưởng tiểu học và THCS Bãi Vòng. Cũng vì dính qui hoạch nên nhiều năm qua trường không được đầu tư xây dựng mà chỉ sửa chữa nhỏ
     
    Để giải quyết những bất cập trên, ông Mai Văn Huỳnh cho biết đã có chỉ đạo yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quốc tập trung chỉ đạo, khắc phục quyết liệt những chỉ tiêu yếu kém hiện nay của ngành giáo dục huyện. Tập trung chỉ đạo giảm tải cho các trường ở thị trấn Dương Đông; xem xét bố trí quỹ đất cho ngành giáo dục, từ đây đến năm 2020 xây dựng thêm 1 trường mới, qua đó, giảm tỷ lệ học sinh/lớp học, xem xét lại các chỉ tiêu cho các trường đạt chuẩn.
     
    Ngoài ra, ông Mai Văn Huỳnh còn chỉ đạo UBND huyện Phú Quốc trong quá trình triển khai dự án đầu tư, có di dời trường lớp phải cương quyết với chủ trương tái lập trường đạt chuẩn xong mới cho chủ đầu tư di dời trường cũ.
     
    Riêng các điểm trường Rạch Vẹm (thuộc trường tiểu học và THCS Gành Dầu), trường tiểu học và THCS Bãi Vong (xã Hàm Ninh) bị vướng qui hoạch treo, trường xuống cấp trầm trọng, gây khó khăn cho việc dạy và học ở điểm trường này, ông Mai Văn Huỳnh chỉ đạo huyện Phú Quốc liên hệ ngay với nhà đầu tư, nếu nhà đầu tư không tiến hành thì thu hồi dự án, còn nếu tiến hành thì tập trung xây dựng trường mới trước khi dự án triển khai.
     
    Về điểm trường Rạch Vẹm (xã Gành Dầu), ông Đinh Khoa Toàn cho biết: "Đã nhận được chỉ đạo từ UBND tỉnh Kiên Giang, địa phương đã liên hệ với nhà đầu tư và đơn vị này cho biết sẽ tiếp tục triển khai dự án. Còn việc xây trường mới thay điểm Rạch Vẹm, hiện tại địa phương hết quỹ đất, UBND huyện xin ý kiến UBND tỉnh lấy 1ha đất rừng phòng hộ để xây trường mới thay điểm Rạch Vẹm.
     
     
     
    Cơ sở vật chất ở điểm trường Rạch Vẹm (thuộc trường tiểu học và THCS Gành Dầu) đã xuống cấp nặng nhiều năm qua nhưng do vướng qui hoạch nên chỉ sơn, gia cố bàn ghế, cửa lớp học...
     
    Những năm qua, huyện Phú Quốc phát triển mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực, nhất là từ khi đảo ngọc Phú Quốc được chọn trở thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, nhiều tập đoàn lớn nhảy vào đầu tư, hàng loạt trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp mọc nên như nấm sau mưa, góp phần an sinh xã hội, giúp huyện Phú Quốc trở thành địa phương đóng góp ngân sách nhất tỉnh Kiên Giang...
     
    Thế nhưng, chỉ số giáo dục huyện Phú Quốc hiện nay thấp nhất tỉnh Kiên Giang (mạng lưới trường lớp của Phú Quốc xếp 14/15 huyện, thị xã, thành phố Kiên Giang). Chất lượng đào tạo và các phong trào thi đua ngành giáo dục và đào tạo huyện Phú Quốc còn thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh.
     
    Đáng nói, ở Phú Quốc nhưng hiện nay chỉ có 1/32 trường đạt chuẩn quốc gia; trường trọng điểm, chất lượng cao vẫn chưa có… Hiện nay còn 1.249 trẻ trong độ tuổi 3-4 chưa huy động ra lớp mẫu giáo… vì thiếu giáo viên, thiếu trường lớp.
     
    Theo Dân trí
     
     

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     

    thuốc điều trị bệnh xuất tinh sớm ở nam giới cách chữa phòng chống © 2015 - Designed by Templateism.com, Plugins By MyBloggerLab.com

    0936700000